Thuật ngữ "nhung" có nghĩa là mềm mại. Chất liệu vải mềm, mịn thể hiện sự sang trọng, êm ái và vẻ ngoài sáng bóng.
Nhung đã là một vật cố định của thiết kế thời trang và trang trí nhà trong nhiều năm, cảm giác và vẻ ngoài cao cấp của nó khiến nó trở thành một loại vải dệt lý tưởng cho các thiết kế nâng cao.
Nguồn gốc của nhung là gì?
Những chiếc áo khoác nhung đầu tiên được làm từ lụa, do đó, cực kỳ đắt tiền và chỉ những tầng lớp hoàng gia và quý tộc mới có thể tiếp cận được. Chất liệu này lần đầu tiên được giới thiệu ở Baghdad, vào khoảng năm 750 sau Công nguyên, nhưng sản xuất cuối cùng đã lan sang Địa Trung Hải và vải được phân phối khắp châu Âu.
Công nghệ khung dệt mới đã hạ thấp chi phí sản xuất trong thời kỳ Phục hưng. Trong thời kỳ này, Florence, Ý đã trở thành trung tâm sản xuất nhung nổi trội.
Nhung được sản xuất như thế nào?
Nhung được làm trên một khung dệt đặc biệt được gọi là vải kép, tạo ra hai mảnh nhung đồng thời. Nhung được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt đây là một loại vải bọc sofa rất được ưa chuộng.
Nhung ngày nay thường được làm từ sợi tổng hợp và sợi tự nhiên, nhưng ban đầu nó được làm từ lụa. Ngày nay nhung lụa nguyên chất rất hiếm, vì nó cực kỳ đắt. Hầu hết nhung được bán trên thị trường là nhung lụa kết hợp cả lụa tơ tằm và tơ tằm. Nhung tổng hợp có thể được làm từ polyester, nylon, viscose, hoặc rayon.
Phân loại các loại nhung
1. Phân loại theo cấu trúc sợi
- Nhung sợi tơ nhân tạo: thường là kết hợp sợi viscose hoặc sợi rayon với sợi tơ tằm hoặc sợi tổng hợp. Vải mềm mịn, nếp vải đẹp.
- Nhung sợi tổng hợp: loại này có tính co giãn tốt, không bị mốc, được tạo ra từ việc pha trộn sợi tổng hợp và sợi tự nhiên.
- Nhung sợi cotton: vì được dệt từ sợi cotton nên chất vải khá mềm, vải khít nhau.
- Nhung sợi len: vải được dệt từ sợi tổng hợp nhân tạo kết hợp với len nên khá nặng tay. Thế nhưng vẫn giữ được sự mềm mại, đặc trưng của vải nhung.
- Nhung sợi lanh: là sự kết hợp giữa 2 loại là sợi cotton và sợi lanh nên mặt vải nhìn khá gồ gề. Nhưng tương đối mềm, kho quá thô ráp.
- Nhung xà cừ: có tính chất khá giống với lụa sa tanh bởi khi sờ có cảm giác mềm mại và mịn màng.
- Nhung dệt: là kết hợp những sợi nhung và những sợi dệt khác đan vào nhau. Mục đích tạo họa tiết bắt mắt giúp cho người sử dụng có sự lựa chọn đa dạng.
- Nhung gấm: chất vải mềm, mịn, nhẹ tay, tạo cảm giác dễ chịu khi sờ.
- Cát nhung: sờ thấy mềm, có độ rủ, nhưng không có tính co giãn vì được làm chủ yếu từ poly và spandex.
2. Phân loại theo xuất sứ và đặc điểm bên ngoài
Nhung tuyết: được tạo ra khi dệt các sợi vải theo một hướng.
Nhung vân: rất đẹp mắt do khi dệt, các sợi nhung được dệt theo kiểu so le, lúc cao lúc thấp. Giúp tạo nên các hình hoa văn độc đáo.
Nhung da lộn: được tạo ra từ việc kết hợp giữa chất liệu da ở mặt trên và vải bọc ở mặt dưới, giúp thoáng khí.
Nhung nỉ: chất vải dày, sờ thấy láng.
Nhung Lyon: có nguồn gốc từ Lyon, Pháp, với đặc điểm dày dặn, khá nặng tay.
Nhung nhăn: vải dễ bị nhăn do mặt vải có nhiều nếp gắp đặc trưng.
Nhung kim tuyến: được dệt theo phương pháp khá đặc biệt, nên khi sờ mặt vải tạo cảm giác nhám. Nhưng cơ bản lại tạo nên sự lấp lánh như kim tuyến.
Nhung sọc tăm: loại này khá bắt mắt bởi sự đặc biệt trong đường may. Khoảng cách giữ các đường may tương đối bằng một cây tăm, chất vải bóng, co giãn tốt.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin về chất liệu vải nhung, hy vọng sẽ hữu ích với mọi người. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.