Nói đến da người ta nghĩ ngay tới sự sang trọng và đẳng cấp. Một số loại da thường được sử dụng như da trâu, da bò, da ngựa, da cá sấu … Các loại da này cần phải trải qua quá trình thuộc da để xử lý mùi và đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng đồng thời làm tăng độ bóng và độ bền của da. Trước khi đưa vào sử dụng da còn được phủ thêm một lớp dầu sơn để tạo độ bóng và tăng tính thẩm mỹ.
Chất liệu da thường được sử dụng để bọc ghế sofa, ghế ô tô, làm đệm ghế phòng khách… và nhiều sản phẩm cao cấp khác.
Sản phẩm da thật có vẻ đẹp tinh tế nhất định và chúng có giá thành khá cao so với những loại chất liệu khác. Từ nhu cầu sử dụng da ngày một tăng cao, nền công nghiệp phát triển nên người ta đã chế tạo da một chất liệu tương tự hay còn gọi là giả da.
Quả thật là khó khăn và đau đầu khi không biết phân biệt các loại da thật và giả da như thế nào. Vinaco xin gửi tới bạn đọc 6 bí kíp cần thuộc lòng để có thể phân biệt được đâu là da thật, đâu là giả da ngay tức khắc.
Đầu tiên bạn cần hiểu được đặc tính của các loại da thì mới có thể phân biệt được. Da thật hay còn gọi là da thuộc, các sản phẩm bằng da thật thường được ghi real leather, genuine leather, genuine leather (da bò), 100% leather… Khác với da thật chất liệu da công nghiệp được phân làm 2 loại da simili và da Pu.
Simili: chất liệu giả da giá rẻ, cứng và được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên da simili thường có độ bóng. Chất liệu da này ít được lựa chọn cho các sản phẩm nội thất
Giả da Pu: Chất liệu giả da cao cấp, mềm và khá giống với da thật nên rất khó phân biệt.
Đối với da thật thì trên bề mặt da sẽ có những vết lồi lõm. Tuy đã trải qua quá trình gia công và thuộc da nhưng chúng vẫn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt của tấm da thật còn có dấu vết của những lỗ chân lông tự nhiên mà loại giả da không có.
Sờ và cảm nhận. Câu nói này rất đúng cho trường hợp bạn muốn kiểm tra chất lượng da giả hay da thật. Nếu là da thật thì bán ẽ cảm nhận được độ mềm và mịn, da thật chạm tay vào không có cảm giác lạnh trên bề mặt da kể cả trong mùa đông. Còn với chất liệu giả da bề mặt trơn láng bóng và sờ vào có cảm giác mát lạnh.
Thêm một mẹo nhỏ nữa bạn có thể dùng tay ấn lên bề mặt da. Da thật có độ đàn hồi tốt và khi ấn tạo vết lõm trên bề mặt, nhấc ngón tay lên da lại trở về trạng thái ban đầu. Da tổng hợp về lõm còn hằn lại một lúc sau mới hết.
Sản phẩm da thật dù đã thuộc da và xử lý mùi và sơn một lớp sơn bóng nhưng vẫn có mùi đặc trưng, mùi chất béo dưới lớp da của động vật. Chất liệu giả da thì có mùi đặc trưng của nhựa tổng hợp.
Da thật: khó bị trầy xước và khi cạo ngón tay lên bề mặt da sẽ không có sự thay đổi rõ ràng
Giả da: vết xước móng tay còn in hình lại luôn trên bề mặt da
5. Đổ nước lên bề mặt da:
Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da. Nếu là da thật thì sau vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da qua các lỗ chân lông. Giả da thì không thấm hút và khó bị ngấm nước nên khả năng chống ẩm mốc của chất liệu giả da cao hơn da thật.
Da thật có mùi khét như mùi tóc cháy
Giả da có mùi như mùi nhựa, ni lông cháy
Tùy từng loại chất liệu da sẽ có những đặc tính và ưu điểm khác nhau. Da công nghiệp ra đời, khách hàng có nhiều hơn sự lựa chọn, tiết kiệm chi phí mà vẫn tạo được sự sang trọng trong không gian sống.
Sofa Vinaco - chuyên cung cấp dịch vụ bọc ghế sofa góc hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công lựa chọn cho mình loại da tốt.